Tên Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng Tràm trà (Melaleuca alternifolia) phục vụ chiết xuất tinh dầu tại tỉnh Bắc Giang

Tên Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng Tràm trà (Melaleuca alternifolia) phục vụ chiết xuất tinh dầu tại tỉnh Bắc Giang

11:19 - 14/08/2024

- Dự án “Xây dựng mô hình trồng Tràm trà (Melaleuca alternifolia) có năng suất và chất lượng tinh dầu cao tại tỉnh Bắc Giang” thành công và phát triển rộng rãi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế của cây Tràm trà trên huyện Yên Thế nói riêng và của tỉnh nói chung, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống kinh tế, xã hội cho người dân địa phương.

- Mục tiêu của dự án sau khi triển khai thành công, kết quả của dự án là mô hình trồng thâm canh cây Tràm trà (Melaleuca alternifolia), quy trình nhân giống bằng giâm hom, mô hình chiết xuất tinh dầu được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất của tỉnh Bắc Giang.

Viện khoa học Nông – Lâm nghiệp công nghệ cao tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, chuyển giao các kỹ thuật cho các cá nhân, các đơn vị trồng  dược liệu ở tỉnh Bắc Giang có nhu cầu nhằm nhân rộng, phát triển kết quả của dự án trên toàn tỉnh.

a)    Về sử dụng nguồn giống Tràm trà:

      Dự án sẽ sử dụng giống cây Tràm trà (Melaleuca alternifolia) có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Nguồn giống Tràm trà (Melaleuca alternifolia) được trồng khảo nghiệm và công nhận tại Ba Vì, Hà Nội và Phú Lộc, Thừa Thiên Huế và một số tỉnh là các dòng; A26.218; A32.23; A6.217; A38.39; A8.124; A8.317. Đây là các dòng vô tính có tỷ lệ sống và hàm lượng tinh dầu cao được trồng trên một số tỉnh thành trong cả nước, đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận giống tiến bộ kỹ thuật theo quyết định số 796/QĐ-BNN-TCLN ngày 13/4/2012;

    Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về công tác chọn giống cây Tràm trà theo hướng phù hợp với các vùng sinh thái của Việt nam, đầu tiên phải kể đến các nghiên cứu của GS.TS Lê Đình Khả và cộng sự. Trong giai đoạn 2008 – 2012, tác giả đã chọn được 3 giống Tràm trà được Bộ NN&PTNT công nhận là giống Quốc gia. Đến cuối năm 2011, chọn được 3 gia đình Tràm trà tại Ba Vì (sinh trưởng nhanh, hàm lượng tinh dầu từ 2,07% – 2,19% , tỷ lệ terpinen-4-ol 43 50%) là giống tiến bộ kỹ thuật. Giai đoạn 2013 – 2017 cũng đã chọn được 15 giống có năng suất và chất lượng tinh dầu cao. Quy trình trồng, chăm sóc và kỹ thuật canh tác bền vững cho cây Tràm đã được ban hành dưới dạng hướng dẫn kỹ thuật từ kết quả của đề tài cấp Bộ NN&PTNT “ Nghiên cứu chọn giống, nhân giống và kỹ thuật trồng Tràm có năng suất và chất lượng tinh dầu cao” (GS.TS Lê Đình Khả, 2013 – 2017).

b)    Về quy trình cây giống và trồng mô hình Tràm trà:

- Quy trình trồng rừng Tràm theo tiêu chuẩn ngành 04-TCN-128-2006 về Quy trình thiết kế trồng rừng (ban hành tại quyết định 4108/BNN/KHCN, ngày 29 tháng 12 năm 2006).

- Các giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và do cơ quan chuyên môn hoặc chủ nguồn giống có chứng chỉ cung cấp.

- Quy trình nhân giống bằng giâm hom Tràm năm gân và Tràm trà, năm 2008- 2017.

- Đề tài: Nghiên cứu chọn giống, nhân giống và kỹ thuật trồng Tràm có năng suất và chất lượng tinh dầu cao, do Viện Cải thiện giống và phát triển Lâm sản chủ trì, GS.TS Lê Đình Khả làm chủ nhiệm đề tài. Thời gian thực hiện từ năm 2008- 2012 và 2013- 2017.

- Dựa vào các quy trình nhân giống, trồng thâm canh và chiết xuất tinh dầu Tràm trà do Viện Cải thiện Giống và Phát triển lâm sản đã ban hành, có thể ứng dụng sản xuất tại tỉnh Bắc Giang.

- Công nghệ nhân giống ứng dụng phương pháp giâm hom để sản xuất cây giống.

- Công văn số 73/UBND-KTTH ngày 13/3/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc tiếp tục thực hiện giá và tiêu chuẩn kỹ thuật cây giống xuất vườn của một số loại cây trồng rừng trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 04/01/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt giá và tiêu chuẩn kỹ thuật cây giống xuất vườn của một số loài cây trồng rừng giai đoạn 2018- 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

   

Năng lực thực hiện dự án:

Viện khoa học Nông – Lâm nghiệp công nghệ cao là một trong những đơn vị nghiên cứu và ứng dụng tổng hợp về lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp, dược liệu, thủy sản bao gồm kỹ thuật chọn tạo giống, kỹ thuật lâm sinh, nuôi trồng, khai thác – chế biến – bảo quản lâm sản ngoài gỗ, dược liệu, các chế phẩm sinh học, phân vi sinh hữu cơ theo hướng công nghệ cao.

Dịch vụ khoa học và công nghệ; Chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, sản xuất thử nghiệm về lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp, dược liệu và thủy sản.

Liên kết với các tố chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp trong và ngoài nước để thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị; Xuất nhập khẩu các sản phẩm và công nghệ phục vụ nghiên cứu.

Về công tác nghiên cứu sản xuất và ứng dụng các kỹ thuật chọn, tạo giống cây Tràm trà và Tràm năm gân, Xạ can, Bạch đàn…. và một số loài cây dược liệu khác. Đã thành công các mô hình trồng thâm canh trên một số tỉnh cho năng suất và chất lượng cao. Viện vừa kế thừa kết quả nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm triển khai thực hiện dự án để xây dựng mô hình thâm canh cây Tràm trà có năng suất và chất lượng cao tại tỉnh Bắc Giang, hứa hẹn sẽ mang lại sự thành công.

Về tập huấn, đào đạo: Hàng năm Viện khoa học Nông - Lâm nghiệp công nghệ cao tổ chức các lớp tập huấn cho người dân, cán bộ địa phương vùng dự án lĩnh vực chọn, tạo giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh, chế biến cây dược liệu. 

Xây dựng mô hình thâm canh: Viện khoa học Nông – Lâm nghiệp công nghệ cao đã và đang xây dựng các mô hình thâm canh cây dược liệu như Tràm trà, Tràm năm gân, Bạch đàn tranh…. Và một số loài cây khác trên một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nam Định, Ninh Bình,….

Về nhân lực: Viện Khoa học Nông – Lâm nghiệp công nghệ cao hiện có: 04 Tiến sỹ, 3 Thạc sỹ, 5 kỹ sư và các cán bộ kỹ thuật, đủ năng lực và kinh nghiệm về khoa học và công tác triển khai hiện trường, sẽ đảm bảo triển khai thực hiện thành công hiệu quả Dự án.

Mục Tiêu Dự Án

- Hoàn thiện được quy trình nhân giống; quy trình kỹ thuật thâm canh cây Tràm trà lấy cành, lá và quy trình kỹ thuật chiết xuất tinh dầu Tràm trà tại tỉnh Bắc Giang.

- Xây dựng mô hình vườn ươm sản xuất cây giống Tràm trà công suất đạt 130.000 cây/năm.

- Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây Tràm trà quy mô 5,0 ha.

- Xây dựng mô hình chiết xuất tinh dầu Tràm trà công suất 500 kg cành, lá/mẻ

  • Đào tạo được 05 kỹ thuật viên, tập huấn kỹ thuật cho 50 lượt người dân.

Tin tức liên quan

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TRỒNG THỬ NGHIỆM CÂY HƯƠNG THẢO (ROSMARINUS OFFICINALIS L.) PHỤC VỤ KHAI THÁC LẤY TINH DẦU VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM DƯỢC MỸ PHẨM TẠI TỈNH NAM ĐỊNH
Triển Khai Dự Án Bạch Đàn Chanh (Eucalyptus citriodora Hook.f.) Năm 2022
Dự án: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây Xạ can (Belamcanda chinensis Lem.) làm dược liệu ở tỉnh Nam Định.
Dự án: "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển Tràm trà (Melaleuca alternifolia) và Tràm năm gân (Melaleuca quinquenervia) có năng suất và chất lượng tinh dầu cao ở tỉnh vĩnh phúc"