Dự án: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây Xạ can (Belamcanda chinensis Lem.) làm dược liệu ở tỉnh Nam Định.

Dự án: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây Xạ can (Belamcanda chinensis Lem.) làm dược liệu ở tỉnh Nam Định.

10:30 - 03/06/2021

Dự án: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây Xạ can (Belamcanda chinensis Lem.) làm dược liệu ở tỉnh Nam Định.

Việc nghiên cứu phát triển dược liệu một cách toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu dược liệu trong nước và có thể tham gia xuất khẩu, tăng thu nhập cho người dân địa phương là rất cần thiết và quan trọng. Xuất phát từ thực tế đó, đề xuất thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây Xạ can (Belamcanda chinensis Lem.) làm dược liệu ở tỉnh Nam Định”. Đề tài có ý nghĩa cả khoa học và thực tiễn sản xuất hiện nay, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh, nhằm đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững và thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp của khu vực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

  • Mục tiêu chung

    Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây Xạ can nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu làm thuốc cho các công ty Dược trong nước và xuất khẩu; đa dạng cơ cấu cây trồng nhằm tận dụng thế mạnh về tài nguyên đất và khí hậu để nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân trên địa bàn tỉnh Nam Định. 

  • Mục tiêu cụ thể

    - Chọn được 02 giống Xạ can có năng suất sinh khối thân rễ cao vượt trội ít nhất 15% so với sản xuất đại trà hoặc nguồn giống địa phương đang sản xuất;

    - Xây dựng được 1000 m² vườn ươm giống phục vụ nhân giống;

    - Xây dựng được 5,0 ha mô hình thâm canh cây Xạ can.

    - Xây dựng quy trình thu hoạch và sơ chế Xạ can sau thu hoạch.

    - Xây dựng được 04 quy trình:

    1/ Chọn và nhân giống;

    2/ Trồng thâm canh;

    4/ Quy trình sấy Xạ can;

    5/ Quy trình chiết xuất và cô cao Xạ can.

    Đào tạo, tập huấn ít nhất 02 lớp, mỗi lớp từ 25-30 lượt người.

    Khả năng ứng dụng và kết quả dự án: Nhiệm vụ của đề tài giúp địa phương chuyển giao kỹ thuật gây trồng phát triển cây Xạ can làm dược liệu, tạo ra nguồn hàng hoá có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập, hiệu quả kinh tế cải thiện đời sống của người dân địa phương.

Tin tức liên quan

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TRỒNG THỬ NGHIỆM CÂY HƯƠNG THẢO (ROSMARINUS OFFICINALIS L.) PHỤC VỤ KHAI THÁC LẤY TINH DẦU VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM DƯỢC MỸ PHẨM TẠI TỈNH NAM ĐỊNH
Tên Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng Tràm trà (Melaleuca alternifolia) phục vụ chiết xuất tinh dầu tại tỉnh Bắc Giang
Triển Khai Dự Án Bạch Đàn Chanh (Eucalyptus citriodora Hook.f.) Năm 2022
Hội thảo: Quản lý tài chính các dự án thuộc chương trình Nông thôn miền núi giai đoạn 2016 - 2025
Dự án: "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển Tràm trà (Melaleuca alternifolia) và Tràm năm gân (Melaleuca quinquenervia) có năng suất và chất lượng tinh dầu cao ở tỉnh vĩnh phúc"