Giới thiệu Tràm năm gân (M. quinquenervia (Cav.) S.T. Blake)
10:12 - 26/11/2020
Tràm năm gân -five-veined paperbark (M. quinquenervia (Cav.) S.T. Blake) là một trong những loài có hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao nhất trong hơn 42 loài tràm được nghiên cứu về tinh dầu.
Hàm lượng tinh dầu trong lá tươi Tràm năm gân có thể đạt 1,3% - 2,4%, tỷ lệ 1,8- cineole dao động từ 0,2% đến 65% (Brophy và Doran, 1996), hoặc 5-50% (Brophy et al, 2013), được coi loài là rất có triển vọng trong sản xuất tinh dầu ở Papua New Guinea và Madagascar. Vì thế Tràm năm gân cũng là cây được trồng gần nhà để xua đuổi muỗi.
Tinh dầu Tràm năm gân có tên là niaouli oil, được dùng như một chất thơm trong thực phẩm (bánh ngọt, kẹo, đồ gia vị, món ăn ngọt tráng miệng, thịt và sản phẩm của thịt, đồ uống không cồn) và sử dụng trong làm kem, chất súc miệng, mỹ phẩm bôi da, nước hoa và xà phòng (Khan et al, 2010), hoặc làm dược liệu, thuốc chữa ho, xoa bóp chữa thấp khớp và đau dây thần kinh, thuốc đánh răng (Elliot and Jones, 1993).
Ở Pháp tinh dầu Tràm năm gân được dùng như một loại thuốc truyền thống và đôi khi được thay cho tinh dầu cajuput hoặc tinh dầu bạch đàn để chữa ho, chữa thấp khớp, đau thần kinh, viêm màng nhầy mạn tính, v.v. Một công bố khác về cajeput oil (được ghi là M. quinquenervia) của Natural Standard Botton 2008 (www.naturalstandard.com, 2008) từ nghiên cứu cho động vật đã thấy tinh dầu Tràm năm gân có tác dụng làm tăng huyết áp, chữa mụn nhọt, ức chế vi khuẩn Hilicobacter pylori (vi khuẩn gây đau dạ dày)
Tác dụng sinh học của tinh dầu tràm năm gân là tác dụng của tinh dầu giàu 1,8-cineole là chất thơm tự nhiên có trong tinh dầu
- Sử dụng trong y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền ở Việt Nam tinh dầu giàu 1,8- cineole thường được dùng nguyên chất để xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp, thần kinh; chữa ho, hen suyễn, cảm lạnh; cũng như chữa đau bụng, co thắt dạ dày, làm thuốc bôi chống viêm (Đỗ Tất Lợi, 1995, Võ Văn Chi, 1997).
Tinh dầu tràm cũng được dùng làm chất khử trùng để điều trị vết thương, điều trị các triệu chứng của bỏng, viêm da, dị ứng, viêm phổi và viêm phế quản, viêm mũi họng, viêm nướu răng, chốc lở, bệnh vẩy nến, viêm xoang, viêm miệng, viêm amidan, cũng như chống muỗi và bôi lành vết sưng do muỗi đốt.
Tinh dầu tràm cũng có tác dụng điều trị giun, đặc biệt là giun đũa, và nhiễm trùng bộ phận sinh dục (Lassak và McCarthy, 1983).
- Tác dụng kháng khuẩn và giá trị hương liệu
Tác dụng kháng khuẩn là tác dụng nổi bật của tinh dầu giàu 1,8- cineole (Trịnh Thị Điệp và cs., 2012). Các thử nghiệm đã chứng minh tinh dầu tràm giàu 1,8 cineole có tác dụng kìm hãm và kháng các chủng vi khuẩn Erwinia, Candida albicans, Micrococcus. Trong đó tác dụng tốt nhất là trên Erwinia (Bouraïma-Madjebi et al., 1996). Các thử nghiệm sơ bộ khác còn cho thấy tinh dầu Tràm năm gân và các chế phẩm của nó có tác dụng trên một số chủng vi khuẩn khác như Pseudomonas, Klebsiella, Escherichia coli và Agrobacterium.
Ngoài 1,8-cineole, trong tinh dầu Tràm năm gân còn một số chất có giá trị hương liêu được dùng trong sản xuất nước hoa và mỹ phẩm (Sellar, 1992; Lawless, 1995) như nerolidol, citronellol, linalool, v.v.., trong đó nerolidol có thể đến 82% ở xuất xứ Moreton của Queensland (Lê Đình Khả và cs., 2008).
Cách sử dụng tinh dầu tràm năm gân trong cuộc sống:
- Khi bị côn trùng, kiến ba khoang, giời leo cắn: xức lên vết cắn 1-2 giọt tinh dầu xoan đều nhẹ. Dùng 4 lần/ngày.
- Thay đổi thời tiết: nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu ra tay xoa đều lên mũi, thái dương, gan bàn chân để đề phòng cảm mạo, ho gió, đau bụng
- Nhỏ 3-4 giọt vào chậu nước tắm thay xà phòng.
- Sử dụng thay nước lau nhà bằng cách nhỏ 5 giọt tinh dầu vào chậu nước. Bạn sẽ có một ngôi nhà hương thơm dịu mát.
Tin tức liên quan
Viện IHAF triển khai trồng và chăm sóc đề tài tại Tỉnh Ninh BìnhViện IHaf đi khảo sát vùng trồng nguyên liệu Tràm Trà tại Bắc Giang
Cán bộ viện IHAF đi khảo sát đánh giá chất lượng giống cây Xạ can tại Thái Bình
Viện trưởng và đoàn công tác của Viên IHAF khảo sát thực địa, triển khai dự án trồng Tràm Trà tại Bắc Giang
VIỆN TRƯỞNG ĐI THĂM VÀ HỢP TÁC TRIỂN KHAI CÁC MÔ HÌNH CỦA ĐỀ TÀI