Viện IHaf đi khảo sát vùng trồng nguyên liệu Tràm Trà tại Bắc Giang
11:37 - 14/06/2023
Viện IHAF khảo sát đất trồng chuẩn bị cho dự án năm 2023 tại Bắc Giang
Để triển khai thành công Dự án: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng Tràm trà (Melaleuca alternifolia) phục vụ chiết xuất tinh dầu tại tỉnh Bắc Giang , Viện IHAF đã có công tác chuẩn bị tìm hiểu khảo sát địa hình tại tỉnh Bắc giang
- Vị trí địa lý:
Tỉnh Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21007’ đến 21037’ vĩ độ Bắc, từ 105053’ đến 107002’ kinh độ Đông. Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt phía Tây Nam là Thủ đô Hà Nội.
Tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 3.851,4 km² (trích theo Trung tâm xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang). Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm: Thành phố Bắc Giang và 9 huyện, trong đó có 6 huyện miền núi (Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Tân Yên), 01 huyện vùng cao (Sơn Động) và 02 huyện trung du, đồng bằng (Hiệp Hòa, Việt Yên).
- Địa hình
Địa hình tỉnh Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng; miền núi và trung du có đồng bằng xem kẽ. Vùng trung du có đồng bằng xen kẽ chiếm 28% diện tích toàn tỉnh, bao gồm các huyện: Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Vùng miền núi chiếm 72% diện tích, bao gồm các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng và Lạng Giang; trong đó, một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên thế và huyện Sơn Động là vùng núi cao. Với đặc điểm địa hình đa dạng (cả đồng bằng, trung du và miền núi) là thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học, với nhiều cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường.
- Khí hậu
Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa Đông có khí hậu khô, lạnh; mùa Hè khí hậu nóng, ẩm; mùa Xuân và mùa Thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230- 240 C; độ ẩm không khí dao động lớn từ 74% - 87%.
Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Lượng nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho canh tác, phát triển các cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới.
- Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123.000 ha đất nông nghiệp, 110.000 ha đất lâm nghiệp, 66.500 ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại khoảng 82.700 ha là các loại đất khác (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn hơn cả khoảng 63,13% diện tích tự nhiên; Nguồn tài nguyên đất được chia làm 6 nhóm đất chính: Nhóm đất phù sa, nhóm đất bạc màu, nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất xói mòn. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 668,46 ha núi đá bằng 0,17% diện tích đất tự nhiên; khoảng 20.796 ha đất ao, hồ, chiếm khoảng 5,44% diện tích đất tự nhiên.
Tài nguyên nước: Phần lãnh thổ tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Ngoài ra còn có hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm có trữ lượng khá lớn. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt.
Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang hiện có 146.435,4 ha, trong đó, diện tích rừng đặc dụng là 14.093,3 ha, chiếm 9,6%; rừng phòng hộ có 18.879,9 ha, chiếm 12,9%; rừng sản xuất 113.462,2 ha, chiếm 77,5% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Rừng ở Bắc Giang có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng, chống xói mòn, rửa trôi, ngăn lũ ống, lũ quét và có vai trò phòng hộ đầu nguồn bảo vệ vùng hạ du đồng bằng Bắc bộ.
Tài nguyên khoáng sản: Bắc Giang đã phát hiện và đăng ký được 63 mỏ với 15 loại khoáng sản khác nhau bao gồm: Than, kim loại, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản, vật liệu xây dựng. Phần lớn các khoáng sản này đã được đánh giá trữ lượng hoặc xác định tiềm năng dự báo. Tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số loại là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh như mỏ than đá ở Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động có trữ lượng khoảng hơn 114 triệu tấn, gồm các loại than: antraxit, than gầy, than bùn. Trong đó mỏ than Đồng Rì có trữ lượng lớn (107,3 triệu tấn) phục vụ phát triển quy mô công nghiệp trung ương. Quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế. Ngoài ra gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng. Khoáng sản sét cũng có tiềm năng lớn, sử dụng làm gạch ngói, với 16 mỏ và điểm mỏ, tổng trữ lượng khoảng 360 triệu m3, chủ yếu ở các huyện: Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hoà. Trong đó có 100 m3 sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên; sỏi, cuội kết ở Hiệp Hoà, Lục Nam.
- Điều kiện tự nhiên Huyện Yên Thế - Bắc Giang
Yên Thế là huyện Miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, có diện tích trên 303 km2, trong đó diện tích đất lâm nghiệp (chủ yếu là đồi núi thấp) 13.285,11 ha chiếm 43,36% so với tổng diện tích tự nhiên; Đất nông nghiệp 25.874,8 ha chiếm 84,55%; Đất phi nông nghiệp 4.664,8 ha chiếm 15,2%; Đất chưa sử dụng 97,44 ha chiếm 0,32%.
Phía Đông Bắc giáp huyện Hữu Lũng – tỉnh Lạng Sơn; phía Đông Nam giáp huyện Lạng Giang; phía Tây Bắc giáp huyện Phú Bình, Đồng Hỷ và Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên; phía Nam giáp huyện Tân Yên.
Toàn huyện có 19 xã, thị trấn với 3 trung tâm kinh tế xã hội là thị trấn Phồn Xương, thị trấn Bố Hạ và trung tâm cụm xã vùng cao Mỏ Trạng; có khoảng hơn 10 vạn dân với 14 dân tộc cùng nhau chung sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Mường, Dao, Cao lan, Hoa, Sán Dìu…. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Cầu Gồ cách thành phố Bắc Giang 27 km và cách thủ đô Hà Nội 75 km. Trên địa bàn huyện có các trục đường chính gồm: Tuyến Quốc lộ 17 (từ Nhã Nam – Yên Thế - đi Xuân Lương - Tam Kha); tuyến đường tỉnh lộ 242 (từ thị trấn Bố Hạ - Đèo Cà đi Hữu Lũng – Lạng Sơn); tuyến đường tỉnh lộ 292 (từ thị trấn Phồn Xương đi Bố Hạ - Kép); tuyến đường tỉnh lộ 294 (từ ngã ba Tân Sỏi – Yên Thế đi Nhã Nam huyện Tân Yên – Cầu Ca huyện Phú Bình); tuyến đường 268 Mỏ Trạng – Bố Hạ đi Thiện Kỵ - Lạng Sơn. Các tuyến đường tỉnh lộ nối liền hệ thống đường trục xã tạo thành mạng lưới đường bộ phân bố hợp lý thuận lợi cho giao thông trong và ngoài huyện.
Yên Thế là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối, độ chia cắt địa hình đa dạng. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Có thể phân ra 3 dạng địa hình chính như sau:
+ Địa hình vùng núi: Diện tích 9200,16 ha (chiếm 30,56% diện tích tự nhiên của huyện), phân bố chủ yếu ở phía Bắc huyện, thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn (cấp III và cấp IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200- 300m. Dạng địa hình này đất đai có độ phì khá, thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
+ Địa hình đồi thấp: Diện tích 8.255 ha (27,42% tổng diện tích tự nhiên), phân bố rải rác ở các xã trong huyện, có độ chia cắt trung bình, địa hình lượn sóng, độ dốc bình quân 8-150 (cấp II, III). Độ phì đất trung bình, chủ yếu là đất sét pha sỏi, độ che phủ rừng trung bình. Loại địa hình này có khả năng phát triển cây lâu năm (vải thiều, hồng...), cây công nghiệp.
+ Địa hình đồng bằng: Toàn vùng có diện tích 10.633 ha (35,32% tổng diện tích tự nhiên). Ven các sông suối và các dải ruộng nhỏ xen kẹp giữa các dãy đồi. Độ dốc bình quân 0-80. có khả năng phát triển cây lương thực và rau màu.
* Khí hậu, thời tiết
Yên Thế nằm trong vòng cung Đông Triều, có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,40c. Nhiệt độ trung bình cao nhất năm 26,90C, nhiệt độ trung bình thấp nhất năm 20,50C; tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng 6, 7, 8; tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, 1, 2 (có khi xuống tới 00 – 100C).
* Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.518,4 mm, Yên Thế thuộc vùng mưa trung bình của trung du Bắc Bộ. Lượng mưa phân bố không đều trong năm chiếm tới 85% tổng lượng mưa của cả năm. Lượng mưa tập trung nhiều vào các tháng 6,7, 8, dễ gây ngập úng ở những nơi địa hình thấp, tuy thời gian ngập không kéo dài nhưng thường có lũ ống, lốc xoáy. Ngược lại, trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm. Trong mùa này lượng nước bốc hơi mạnh, ảnh hưởng lớn tới trồng trọt nếu không có hệ thống tưới. Lượng bốc hơi trung bình năm 1012,2 mm, tập trung nhiều vào các tháng 5,6,7, các tháng còn lại lượng bốc hơi phân bố khá đều.
* Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân cả năm là 81%, cao nhất là 86% (tháng 4) và thấp nhất là 76% (tháng 12).
* Gió: Trong vùng có hai mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc thịnh hành trong mùa khô, với tốc độ gió trung bình 2,2 m/s. Trong mùa mưa, hướng gió chủ yếu của vùng là gió mùa Tây Nam với tốc độ trung bình 2,4 m/s. Nhìn chung huyện Yên Thế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa Hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông ít mưa, lạnh và khô. Có lượng mưa trung bình, với nền nhiệt độ trung bình khá cao, giàu ánh sáng. Đây là những điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển và có thể làm nhiều vụ trong năm.
- Thủy văn: Yên Thế có 2 con sông lớn (sông Thương chảy qua ranh giới phía Đông huyện dài 24 km từ Đông Sơn đến Bố Hạ; sông Sỏi chạy dọc huyện từ Xuân Lương đến Bố Hạ hợp lưu với Sông Thương, dài 38 km) tổng lưu lượng nước khá lớn. Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các hồ chứa, ao và các suối nhỏ thuộc hệ thống sông Sỏi và sông Thương. Nguồn nước mặt được đánh giá là dồi dào, phân bố khá đều trên địa bàn, tạo thuận lợi cơ bản cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Một số hình ảnh cán bộ Viện đi khảo sát địa hình chuẩn bị cho triển khai dự án tại tỉnh Bắc Giang
Tin tức liên quan
Viện IHAF triển khai trồng và chăm sóc đề tài tại Tỉnh Ninh BìnhCán bộ viện IHAF đi khảo sát đánh giá chất lượng giống cây Xạ can tại Thái Bình
Viện trưởng và đoàn công tác của Viên IHAF khảo sát thực địa, triển khai dự án trồng Tràm Trà tại Bắc Giang
VIỆN TRƯỞNG ĐI THĂM VÀ HỢP TÁC TRIỂN KHAI CÁC MÔ HÌNH CỦA ĐỀ TÀI
Giới thiệu cây Tràm trà (Melaleuca alternifolia Maiden & E. Betche ex Cheel)